23 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học đặc biệt Báo Dân trí
(Dân trí) - Lễ khai giảng năm học 2024-2025 diễn ra sáng 5/9 trên cả nước. Đây là năm học đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở tất cả Hoàng Hồng và Huyên Nguyễn Thứ năm, 05/09/2024 - 06:00
(Dân trí) - Lễ khai giảng năm học 2024-2025 diễn ra sáng 5/9 trên cả nước. Đây là năm học đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở tất cả các khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 12.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai giảng với thầy trò Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội (Ảnh: Thành Đông).
Sáng 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai giảng với thầy trò Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
Tháng 12/1982, Trường Phổ thông cơ sở (PTCS) Nguyễn Đình Chiểu thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với sứ mệnh nuôi dạy trẻ em khiếm thị của Thành phố Hà Nội để các em có thể hòa nhập cộng đồng, sống tự lập và có đóng góp cho xã hội.
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh trống khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Ảnh: Thành Đông).
Lễ khai giảng rực rỡ sắc màu tại Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (Ảnh: Thành Đông).
Nhà trường thực hiện mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật từ lớp 1 đến lớp 9, trong đó chú trọng việc giúp phát triển năng khiếu và sở thích của học sinh khiếm thị, tổ chức các lớp hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh khuyết tật, các lớp dạy kĩ năng giúp học sinh khuyết tật hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Hiện toàn trường có 1.600 học sinh, trong đó gần 400 học sinh khối 1 và khối 6.
Bí thư TPHCM Nguyễn Văn Nên trao giấy khen tới các em học sinh xuất sắc tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Ảnh: Nam Anh).
Tại TPHCM, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đến dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5).
Tại đây, Bí thư Thành ủy TPHCM đã trao giấy khen và vòng hoa đến các em học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia và được tuyển thẳng vào trường đại học.
Những nữ sinh lớp 12 của Trường THPT Lê Hồng Phong rạng ngời trong bộ áo dài, đây cũng là lần khai giảng cuối cùng trong đời học sinh của các em (Ảnh: Nam Anh).
Tại Hà Nội, hòa chung không khí khai giảng năm học mới trên cả nước, cũng trong sáng nay, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã dự lễ khai giảng cùng thầy, trò Trường THCS Giảng Võ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự lễ khai giảng cùng thầy, trò Trường THCS Giảng Võ (Ảnh: Nguyễn Hải).
“Trong ngày khai giảng năm học mới, cô mong tất cả các em hãy ra sức học tập và rèn luyện bản thân để sống một cuộc đời hữu ích. Các em hãy luôn ghi nhớ: Tương lai của đất nước mình, của dân tộc mình thuộc về chính các em ngày hôm nay”, bà Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ gửi gắm các học sinh trong ngày khai giảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh trường THCS Giảng Võ thực hiện nghi thức chào cờ (Ảnh: Nguyễn Hải).
Sáng nay 5/9, thầy trò trường THCS Khương Đình (Hà Nội) hân hoan, tưng bừng trong lễ khai giảng, sẵn sàng bước vào năm học mới 2024 - 2025. Tham dự lễ khai giảng có bà Bùi Huyền Mai, Thường vụ thành ủy Hà Nội, Bí thư quận ủy quận Thanh Xuân cùng tập thể các thày cô giáo, phụ huynh và học sinh nhà trường.
Năm học 2023-2024, trường THCS Khương Đình dẫn đầu Khối THCS của quận Thanh Xuân (Ảnh: P.H)
Phát biểu tại lễ khai giảng, cô Nguyễn Bích Nga, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Khương Đình, gửi lời chúc mừng đến hơn 1.700 học sinh và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã hoàn thành xuất sắc năm học 2023-2024.
Tập thể cán bộ giáo viên trường THCS Khương Đình đã hoàn thành nhiệm vụ giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia, đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, nâng tỷ lệ đỗ vào lớp 10 đạt 85-90%.
Đặc biệt, năm học 2023-2024, trường THCS Khương Đình dẫn đầu Khối THCS của quận Thanh Xuân và được quận đề nghị UBND Thành phố tặng “Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” năm học 2023-2024.
Tập thể nhà trường chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu, khách mời trong lễ khai giảng (Ảnh: P.H).
Tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 trong thời điểm đặc biệt, khi các cấp các ngành toàn thành phố đang mở đợt cao điểm thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô (1954-2024 ), trường THCS Khương Đình đã triển khai nhiều chương trình hành động sôi nổi, cụ thể, trong đó có kế hoạch tổ chức cuộc thi “Vì mái trường xanh- Vì Hà Nội xanh”.
Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ giáo viên, học sinh trong việc bảo vệ môi trường, đề xuất các sáng kiến, ý tưởng và giải pháp để xây dựng ngôi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
Bức tranh tường khổng lồ cao 3m, dài 63m, trên đó thể hiện toàn bộ những danh lam thắng cảnh, các biểu tượng lịch sử của Thủ đô Hà Nội… được khánh thành tại Trường THCS Khương Đình (Ảnh: P.H).
Đặc biệt, đúng ngày khai giảng, thầy và trò trường Khương Đình đã khánh thành công trình rất đặc biệt: Bức tranh tường khổng lồ cao 3m, dài 63m, trên đó thể hiện toàn bộ những danh lam thắng cảnh, các biểu tượng lịch sử của Thủ đô Hà Nội…
Tất cả những hoạt động này, không chỉ có tính thời điểm chào mừng năm học mới, mà quan trọng hơn, sẽ tạo ra một không gian trường học xanh, sạch, đẹp, qua đó bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và tình cảm yêu trường yêu lớp cho các thế hệ học sinh.
Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Trường THCS Khương Đình đã bế mạc bằng nghi thức long trọng phát động Tháng cao điểm lập thành tích chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và khai mạc chủ đề năm học mới “Vì mái trường Xanh - Vì Hà Nội xanh”.
Lễ phát động Tháng cao điểm lập thành tích chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024 ) và khai mạc chủ đề năm học mới “Vì mái trường Xanh - Vì Hà Nội xanh” (Ảnh: P.H).
Sáng 5/9, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, đã đến dự lễ khai giảng cùng thầy cô và trò Trường THCS Bình Trị Đông B (quận Bình Tân, TPHCM).
Lễ khai giảng tại đây trở nên đặc biệt hơn khi là 1 trong 7 ngôi trường mới được xây dựng ở quận Bình Tân. Nhân dịp này, các đại biểu cũng tham quan, cắt băng khánh thành nhà trường.
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM - kiểm tra cơ sở vật chất và dự khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B, quận Bình Tân (Ảnh: Nguyễn Huyên).
Ông Hồ Thanh Danh - Hiệu trưởng Trường THCS Bình Trị Đông B - cho biết năm nay, trường đón 679 học sinh lớp 6 là thế hệ đầu tiên của trường. Ông bày tỏ tin tưởng học sinh sẽ nhanh chóng hòa nhập, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm học mới.
Ông Danh cho biết việc khánh thành ngôi trường mới tiếp tục khẳng định sự đặc biệt quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền.
Đồng thời, trường chính thức đi vào hoạt động đã giải quyết được áp lực về trường lớp cho học sinh trên địa bàn, tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh, đáp ứng mong mỏi của người dân.
Năm học 2024-2025, TPHCM có hơn 1,7 triệu trẻ, học sinh các cấp (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đánh trống khai giảng, tặng hoa lưu niệm thầy cô và học trò của trường.
Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng lãnh đạo TP, Sở GD&ĐT Hà Nội dự lễ khai giảng tại trường THCS Ngô Sĩ Liên (Ảnh: Hoàng Hồng).
Ông Trần Sĩ Thanh cũng tặng các chậu cây cho các học sinh đại diện khối 6 như một món quà may mắn đầu năm học mới.
Trong năm học vừa qua, Trường THCS Ngô Sĩ Liên có hơn 400 học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp. 20-25% học sinh của trường đỗ vào các trường THPT chuyên chọn, trọng điểm của thành phố Hà Nội.
Những tiết mục văn nghệ mở màn lễ khai giảng tại THCS Ngô Sĩ Liên (Ảnh: Hoàng Hồng)
Tại Trường Tiểu học Thành Công B (Hà Nội), lễ khai giảng xúc động với phần chào đón học sinh lớp 1 được tổ chức trang trọng. Từng giáo viên chủ nhiệm các lớp dẫn tay học sinh của mình diễu hành qua sân khấu trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của các anh chị khối trên.
Các em nhỏ lớp 1 Trường Tiểu học Thành Công B diễu hành qua sân khấu (Ảnh: Thu Thu).
Học sinh Trường Tiểu học Thành Công B có một năm học 2023-2024 đạt nhiều thành tích nổi bật với 433 huy chương và giải thưởng, trong đó có 137 giải cấp thành phố, 167 giải cấp quốc tế.
Nụ cười tươi rói của các em học sinh tiểu học Trường Thành Công B (Ảnh: Thu Thu).
Tại Trường THPT Lạc Long Quân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Hiệu trưởng Đinh Quang Dũng đánh trống khai giảng năm học mới 2024-2025, mở đầu một năm học nhiều thách thức với nhà trường.
Tiếng trống khai giảng năm học mới của thầy và trò Trường THPT Lạc Long Quân (Ảnh: H.H).
Là trường ngoài công lập ở ngoại thành, chất lượng học sinh đầu vào chỉ ở mức trung bình, nhưng kết quả học tập của thầy và trò trường Lạc Long Quân ấn tượng với 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và 85% học sinh trúng tuyển đại học.
Nhiều học sinh đỗ vào các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Thủy Lợi, Đại học Giao thông vận tải, Học viện Nông nghiệp Việt Nam…
Cô giáo Nguyễn Phương Lan, Phó Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Chính đánh trống khai giảng năm học 2024 - 2025Sáng 5/9, các thầy cô cùng 1.800 học sinh trường THPT Nhân Chính - Hà Nội chào đón 580 em lớp 10 trong buổi khai trường.
Năm học 2023-2024 trường THPT Nhân Chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với nhiều kết quả đáng khích lệ, tiêu biểu như tập thể nhà trường được UBND TP Hà Nội khen tặng “Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc”; 99,14% học sinh xếp học lực giỏi; 100% học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học lớn, 17 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố, 4 thầy cô đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp cụm, 7 thầy cô đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 65 thầy cô đạt danh hiệu Lao động xuất sắc và tiên tiến…
BGH Nhà trường trao thưởng và vinh danh các em học sinh đạt thành tích cao trong học tậpBước vào năm học 2024-2025, bà Nguyễn Phương Lan, Phó Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: “Với niềm tự hào, phấn khởi bước vào năm học mới, cùng sự đoàn kết cao và truyền thống nhà trường, thầy trò trường THPT Nhân Chính sẽ nỗ lực hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học 2024-2025, xứng đáng với niềm tin của các cấp lãnh đạo và nhân dân Thủ đô”.
Tập thể thầy trò lớp 11A7 Trường THPT Nhân Chính đoàn kết chào mừng năm học mới
Năm học của những điều đầu tiên
Từ tối qua, Hoàng Thái Hiếu, học sinh lớp 4D Trường Tiểu học M.V. Lômônôxốp (Mỹ Đình, Hà Nội) đã sắp sẵn cặp sách, đồng phục, đi ngủ sớm để chuẩn bị cho lễ khai giảng sáng nay.
Đây là năm thứ 3 Hiếu được dự lễ khai giảng trực tiếp. Em là lứa học sinh đặc biệt, đặt chân vào lớp 1 bằng lễ khai giảng online giữa cao điểm đại dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
Em cũng là lứa học sinh thứ hai học chương trình giáo dục phổ thông 2018, tiếp xúc với các bộ sách giáo khoa khác nhau ở các môn học khác nhau.
Từng đứng trước màn hình máy tính tại nhà để thực hiện nghi thức chào cờ qua zoom, việc được chào cờ trực tiếp dưới sân trường, nghe thầy hiệu trưởng đánh trống trường là niềm thích thú nhất mỗi dịp khai giảng của Hiếu.
Năm học 2024-2025 là năm học thứ 5 kể từ khi Covid-19 xuất hiện và làm thay đổi đáng kể hình thức dạy và học trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Điều đặc biệt là, đây cũng là năm học thứ 5 triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, đồng thời hoàn tất chu trình để triển khai đồng loạt từ lớp 1 tới lớp 12.
Và vì thế, năm học này là năm học đầu tiên học sinh khối 9 trên toàn quốc thi vào lớp 10 công lập bằng chương trình mới, là năm học đầu tiên học sinh khối 12 trên toàn quốc thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới.
Những yếu tố đầu tiên đó đặt ra nhiều thách thức với thầy và trò, và khiến lễ khai giảng năm học mới hôm nay trở nên đặc biệt.
Giáo viên Trường THCS Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) trang hoàng phòng học với những lời nhắn nhủ đặt trên mặt bàn để đón các tân học sinh lớp 6 ngày khai giảng (Ảnh: THCS Thành Công).
Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp
Sáng nay, 2.913 trường với gần 2,3 triệu học sinh của Hà Nội tổ chức lễ khai giảng.
Năm học này, Hà Nội có thêm 2 trường THPT đi vào hoạt động, đáp ứng thêm nhu cầu học tập của người dân thủ đô.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Trần Thế Cương cho biết, trong 10 nhiệm vụ chủ yếu năm học 2024-2025, ngành giáo dục thủ đô xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp.
Trong bối cảnh tốc độ gia tăng dân số nhanh, Sở GD&ĐT sẽ tăng cường tham mưu thành phố bố trí đủ nguồn lực cho giáo dục; kiên trì, quyết liệt trong việc giải quyết dứt điểm việc thiếu trường, lớp học tại một số địa phương, nhất là tại các quận trung tâm; quan tâm sửa chữa, nâng cấp trường học, hệ thống nhà vệ sinh, cây xanh, tạo dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện.
Đồng thời, Sở tham mưu với thành phố chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tiến tới có từ 80% đến 85% số trường học đạt chuẩn vào năm 2025 như chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra.
Dự kiến, đến giai đoạn 2025- 2030, toàn thành phố sẽ có thêm khoảng 30-35 trường THPT công lập.
Đặc biệt, Hà Nội sẽ có thêm 7 trường tiên tiến hiện đại, liên cấp từ tiểu học đến THPT được xây dựng trong thời gian tới. Hiện có 4/7 đơn vị đã được chấp nhận chủ trương đầu tư. Điều này sẽ giúp các quận huyện đông dân cư, tốc độ đô thị hóa nhanh, có đủ chỗ học cho con em.
Học sinh lớp 1 tựu trường tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh)
Khắc phục triệt để tình trạng dạy chay, học chay
Năm học 2024-2025, TPHCM có hơn 1,7 triệu trẻ, học sinh các cấp, tăng hơn 24.000 em so với năm học trước.
Số học sinh tăng nhiều ở cấp THPT do chênh lệch giữa học sinh khối lớp 12 ra trường và lớp 9 tốt nghiệp vào học lớp 10.
Dẫu vậy, lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM khẳng định vẫn đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học.
Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết năm học này, ngành giáo dục sẽ khắc phục triệt để tình trạng dạy chay, học chay. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “thiết bị đến trường mà không ra lớp”.
Ông Hiếu nêu rõ, bất kỳ môn học nào cũng đều có đồ dùng, thiết bị dạy học. Một giờ học có thiết bị dạy học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, truyền tải kiến thức đúng với trọng tâm và yêu cầu cần đạt của từng môn học. Do đó, muốn giảm tải áp lực học hành cho học sinh thì phương pháp dạy học phải gắn liền với việc sử dụng đồ dùng dạy học.
Năm học tới, TPHCM tiếp tục chú trọng tới đổi mới đánh giá, thi cử. Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhấn mạnh kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ giữ ổn định, song điểm mới nằm ở mức độ phân hóa và đổi mới của đề thi ở từng môn thi, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 ở bậc trung học cơ sở. Việc này sẽ được sở tính toán, điều chỉnh nhằm phù hợp với việc dạy và học theo hướng đánh giá năng lực học sinh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, phụ huynh, học sinh không cần quá lo lắng bởi suốt 10 năm qua (từ năm 2014), thành phố đã kiên định thực hiện mục tiêu dạy và học theo hướng đánh giá năng lực học sinh.
Theo Sở GD&ĐT, dự kiến trong năm 2024 sẽ đưa vào sử dụng 23 dự án với 476 phòng học mới. Trong đó, số phòng học tăng thêm là 412 phòng.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho năm học 2024-2025 (tính đến tháng 7/2024) gồm 3.522 giáo viên. Trong đó, 79 giáo viên chuyên biệt, 649 giáo viên mầm non, 1.243 giáo viên tiểu học, 1.151 giáo viên bậc THCS và 720 nhân viên các cấp.
Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức đợt 1 của sở có 337 chỉ tiêu (gồm 263 giáo viên và 74 nhân viên). Kết quả đã có 279 ứng viên trúng tuyển (gồm 253 giáo viên và 44 nhân viên). Hiện các ứng viên hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định.
Dù vậy, nguồn tham gia tuyển dụng chưa đáp ứng nhu cầu tại vị trí giáo viên tiếng Anh (tiểu học), tin học, mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ và một số vị trí nhân viên.
Năm học “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”
Chủ đề năm học 2024-2025 là “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”.
Đây cũng là kim chỉ nam cho hoạt động dạy và học của gần 40.000 trường học từ bậc mầm non tới THPT với hơn 23 triệu học sinh trên cả nước.
Triển khai Kết luận số 91 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục nước nhà tiếp tục đổi mới công tác quản trị nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp tự chủ, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục.
Học sinh TPHCM trong lễ khai giảng (Ảnh: Nam Anh).
Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đến đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh mồ côi, học sinh khuyết tật… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học này.
Đồng thời, ngành giáo dục cũng chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới, triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt với các khối lớp 5, 9, 12.
Song song với đó là nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, nghiên cứu xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Các địa phương trên cả nước cũng tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan.
Học sinh làm trung tâm - Thầy cô là động lực - Gia đình là điểm tựa
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phương châm “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng”.
Theo Thủ tướng, học sinh, sinh viên không những chỉ tiếp thu kiến thức mà còn chủ động, tích cực rèn luyện đức - trí - thể - mỹ, có ý chí vươn lên, hoài bão, ước mơ, khát vọng cống hiến, phụng sự tổ quốc, nhân dân.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).
Thầy cô giáo không chỉ truyền thụ kiến thức mà phải gương mẫu trong rèn luyện, luôn khích lệ, động viên, hướng dẫn, chia sẻ, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các em học sinh, sinh viên, phát hiện, khuyến khích, tạo điều kiện cho từng học sinh, sinh viên phát huy sở trường của mình.
Nhà trường được xác định là bệ đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, điều kiện học tập, môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, bình đẳng và thuận lợi cho các em học sinh, sinh viên.
Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, là chỗ dựa tinh thần, vật chất, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thấu hiểu khó khăn, thách thức với từng lứa tuổi của các em học sinh, sinh viên.
Xã hội là nền tảng, tạo môi trường lành mạnh về pháp lý, văn hóa, đạo đức, kiến thức, tạo ra xã hội học tập, nhất là trong điều kiện phát triển xã hội số, công dân số.
Thực hiện tốt phương châm đó, mỗi trường học mới thực sự là một ngôi trường hạnh phúc và mỗi ngày đến trường mới là một ngày vui.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học từ Nghệ An trở ra Bắc tổ chức lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ, an toàn, tuyệt đối không tổ chức tại những nơi mưa lớn, có nguy cơ sạt lở, ngập úng.Một người cha tại Mỹ gây sốt với đoạn clip tổng hợp các cuộc “phỏng vấn” mà anh thực hiện với cô con gái của mình mỗi dịp khai giảng. Đoạn clip cho thấy sự đổi thay của cô bé trong hơn một thập kỷ.Ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 2/9, chị Hải nhận được thông báo, nhân viên công ty sẽ được về sớm 60 phút. Đặc biệt, những ai có con khai giảng vào ngày 5/9 sẽ được phép đi làm muộn.
FAQ
Cách chơi WPT Global trên máy tính của bạn 2024
Cách chơi WPT Global trên máy tính của bạn Tải xuống phần mềm 1. Truy cập Trang web chính thức: Truy cập trang web WPT Global hoặc sử dụng các liên kết liên kết được cung cấp bởi các trang tin tức poker. 2. Bắt đầu Tải xuống: Nhấp vào nút “Tải xuống” dành riêng cho hệ điều hành của bạn ( Windows hoặc Mac). 3. Cài đặt ứng dụng:
WPT Global có ứng dụng di động không?
Ứng dụng di động toàn cầu WPT: Tính năng, tính khả dụng và cách tải xuống WPT Global, một trong những nền tảng poker trực tuyến phát triển nhanh nhất, cung cấp ứng dụng di động tiện lợi và thân thiện với người dùng cho cả thiết bị iOS và Android. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn về các tính năng, phạm vi cung cấp và quy trình tải xuống của ứng dụng.
Hôm nay lô gì? Hôm nay đánh con gì? XSMB đánh con gì dễ trúng? Tham khảo hôm nay miền bắc lô gì với cặp số đẹp của chuyên gia?
Trang web này chỉ thu thập các bài viết liên quan. Để xem bản gốc, vui lòng sao chép và mở liên kết sau:23 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học đặc biệt Báo Dân trí